Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì? nguyên nhân hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu
Hiện nay, các bệnh về tĩnh mạch ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều người mắc bệnh không biết mình đang bị mắc bệnh chỉ đến khi đi khám sức khỏe mới biết được rằng mình đang mắc các bệnh lý này. Trong số đó, bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem căn bệnh này là gì? những dấu hiệu và biến chứng của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu.
Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?
Huyết khối tĩnh mạch sâu là sự hình thành của các cục máu đông
Huyết khối tĩnh mạch sâu hay còn có tên gọi tiếng anh khác là: Deep Vein Thrombosis, xảy ra khi các cục máu đông hình thành trong các tĩnh mạch sâu của cơ thể, thường là ở chân. Các cục máu đông trong tĩnh mạch có thể vỡ ra di chuyển trong mạch máu sau đó dừng lại tại phổi và làm máu không lưu thông được gây thuyên tắc phổi, từ đó có thể dẫn đến tử vong đột ngột.
Tương tự như một số biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch chân, huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây đau chân hoặc sưng chân, nhưng cũng có thể xảy ra mà không có bất kỳ triệu chứng nào.
Các triệu chứng và nguyên nhân hình thành
Các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu thường không được nhiều người chú ý tới, và không hình thành một cách rõ rệt. Một số triệu chứng hình thành như đỏ, sưng tấy, đau ở các vùng xảy ra huyết khối, thường là ở vùng chân.
Theo thời gian, sự xuất hiện của các cục máu đông dẫn đến việc tăng sản sinh sợi đàn hồi ở lớp nội mạch máu, làm nội mạch máu, làm nội mạc dày lên ngay vị trí huyết khối, dẫn đến lòng mạch hẹp lại, nguy cơ tắc tĩnh mạch tăng lên.
Chân phải bị huyết khối tĩnh mạch
Bên cạnh đó, nguy cơ bị mắc chứng suy giãn tĩnh mạch được ghi nhận cao hơn gấp 6 lần ở những bệnh nhân mắc huyết khối tĩnh mạch. Vì vậy, trên lâm sàng, những bệnh nhân mắc huyết khối tĩnh mạch có thể biểu hiện triệu chứng của suy tĩnh mạch.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh huyết khối tĩnh mạch như phẫu thuật, chấn thương hay phản ứng của hệ miễn dịch đều có thể gây ra bệnh. Một số nguyên nhân lớn khác có thể gây hình thành các huyết khối như rối loạn di truyền, sự thay đổi hormon của cơ thể và ngồi lâu,...
Những người có thể có nguy cơ bị bệnh huyết khối tĩnh mạch như:
- Bệnh nhân ung thư
- Bệnh nhân đã phẫu thuật , nằm tại giường kéo dài
- Người lớn tuổi
- Người hút thuốc lá
- Người phải di chuyển xa
- Người thừa cân hoặc béo phì
Cách phòng và điều trị bệnh huyết khối tĩnh mạch
Khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu hay triệu chứng của huyết khối, người bệnh hãy đến ngay các cơ sở y tế để có thể khám một cách tổng quát và xác định chính xác bệnh để có những phương pháp điều trị phù hợp.
Đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa bệnh kịp thời
Có thể điều trị bệnh bằng các thuốc chống đông, đây là loại thuốc phổ biến trong điều trị huyết khối. Các loại thuốc này hoạt động theo cách không phá hủy các huyết khối đã hình thành nhưng chúng có thể giúp người bệnh ngăn chặn được việc tạo ra các cục máu đông mới, tạo điều kiện cho cơ thể có thời gian để tự hòa tan huyết khối đã hình thành.
Một số loại thuốc khác có thể làm tan các huyết khối chúng được gọi là thuốc tan huyết khối. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây ra chảy máu đột ngột, vì vậy thuốc này chỉ được sử dụng cấp cứu như làm tan các cục huyết khối đã di chuyển tới phổi đe dọa tới tính mạng, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Các loại thuốc này được sử dụng dưới dạng truyền tĩnh mạch trong bệnh viện.
Sử dụng vớ áp lực hay vớ y khoa để tránh máu ứ động và tạo thành huyết khối ở chân. Tất áp lực giúp giảm sưng phù và các triệu chứng khó chịu do huyết khối gây ra.
Thường xuyên vận động để tránh bị huyết khối tĩnh mạch
Thường xuyên vận động giúp tăng cường khả năng lưu thông, tránh ứ đọng và tạo thành các huyết khối ở tĩnh mạch. Tập thể thao cho cơ chân hay nếu bạn phải làm việc lâu một chỗ thì hãy cố gắng nghỉ giải lao và co giãn chân ngay tại bàn làm việc. Ngoài ra, việc tập thể dục thường xuyên cũng làm giảm nguy cơ dẫn đến béo phì, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra huyết khối.
Như vậy bệnh huyết khối tĩnh mạch khá nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị một cách kịp thời. Hãy đến ngay các cơ sở y tế nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu gì của bệnh, tránh những trường hợp đáng xấu xảy ra.
Bài viết cùng chuyên mục
-
Trực tuyến:4
-
Hôm nay:169
-
Tuần này:169
-
Tuần trước:2647
-
Tháng trước:2647
-
Tất cả:1001319