354 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM - Hotline: 08 1800 6699 - www.giantinhmachchan.vn

Hướng dẫn cách mua vớ giãn tĩnh mạch trên web

Thứ tư, 02/08/2023 - 09:32 AM

Vớ y khoa là gì? Có bao nhiêu loại vớ y khoa hỗ trợ giãn tĩnh mạch?

Vớ y khoa là một loại vớ đặc biệt chuyên được sử dụng trong y tế, tùy theo mục đích sử dụng mà có thể mang vớ từ chân đến đùi hoặc đầu gối.

Mang vớ y khoa là một biện pháp điều trị hay được sử dụng. Khi mang vớ với áp lực phù hợp, các van tĩnh mạch bị giãn sẽ khép lại. Điều này hỗ trợ hạn chế máu chảy ngược xuống bàn chân làm giảm hiện tượng nổi gân xanh ở chân, nặng chân và sưng phù.

Vớ y khoa giãn tĩnh mạch có 3 dạng cơ bản là:

  • Vớ y khoa giãn tĩnh mạch dạng đùi.
  • Vớ y khoa giãn tĩnh mạch dạng bó gối.
  • Vớ y khoa giãn tĩnh mạch dạng gót.

Áp lực tĩnh mạch của vớ y khoa và chức năng điều trị

Tùy vào từng nhu cầu sử dụng mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn chọn những loại vớ y khoa phù hợp. Thông thường vớ y khoa được chia làm 3 loại chính là:

  • Class 1 (CCL1): Áp lực tạo 20 – 30 mmHg (Áp lực ở cổ chân là 20 và ở bắp chân là 30).
  • Class 2 (CCL2): Áp lực tạo 30 – 40 mmHg (Áp lực ở cổ chân là 30 và ở bắp chân là 40).
  • Class 3 (CCL3): Áp lực tạo 40 – 50 mmHg (Áp lực ở cổ chân là 40 và ở bắp chân là 50).

Chọn vớ y khoa đúng size là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch. Bạn cần chú ý bạn tăng hay giảm cân và sự thay đổi tình trạng phù, phải đổi vớ kích thước khác.

Chức năng điều trị của các mức áp lực tĩnh mạch

Vớ y khoa hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch ở các mức áp lực có các chức năng khác nhau như:

  • Class 1 (CCL1): Giúp giảm sưng chân vừa phải, giãn tĩnh mạch từ trung bình đến nặng hoặc phù nề, liệu pháp sau phẫu thuật.
  • Class 2 (CCL2): Hỗ trợ điều trị viêm tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch và cho bệnh nhân bị bong gân tĩnh mạch sau phẫu thuật hoặc bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Class 3 (CCL3): Sử dụng cho sưng dưới chi, loét, xơ cứng bì và bệnh nhân phù bạch huyết không hồi phục.

Hướng dẫn lựa chọn các kích cỡ vớ phù hợp

Điều quan trọng đầu tiên là cách lựa chọn kích cỡ vớ có áp lực phù hợp. Vì vậy, nên đo số vòng chân để chọn đúng size. Nếu đổi size lớn hơn đồng nghĩa với việc áp lực tạo ra sẽ thấp hơn bình thường, do đó lực ép lên tĩnh mạch không đủ để làm khép van tĩnh mạch, hiệu quả điều trị sẽ kém.

  • Vớ dạng bó gối: Đo vòng dưới đầu gối và vòng trên đầu gối. Khoảng cách giữa vòng đùi với đầu gối là 6cm.
  • Vớ dạng đùi: Đo vòng cổ chân, bắp chân và bắp đùi.
  • Vớ dạng gót: Đo vòng cổ chân.

Lưu ý: Các bạn cần đo chân lúc chân đang thư giãn, không căng cơ (do đi lại nhiều hoặc vận động thể thao).

Hướng dẫn lựa chọn size vớ gối

Sử dụng thước dây để đo các vòng chân:

  • Đo vòng dưới đầu gối – phần nhỏ nhất ở cổ chân, gần mắt cá chân.
  • Đo vòng trên đầu gối –  phần bắp đùi cách đầu gối khoảng 6cm.

Sau khi đo, tra cứu kích thước trong bảng sau:

Size Số đo vòng dưới đầu gối (cm) Số đo vòng trên đầu gối (cm)
S 30 35
M 35 39
L 39 43
XL 43 47
2XL 47 52

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là vo-y-khoa-dieu-tri-gian-tinh-mach-jiami-vo-dau-goi-2.png

Hướng dẫn lựa chọn size vớ đùi

Sử dụng thước dây để đo các vòng chân:

  • Đo vòng cổ chân – phần nhỏ nhất của cổ chân, gần mắt cá chân.
  • Đo vòng bắp chân – phần lớn nhất dưới đầu gối.
  • Đo vòng bắp đùi – phần lớn nhất trên đầu gối.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là cach-do-size-vo-y-khoa1.jpg

Sau khi đo, tra cứu kích thước trong bảng sau:

Size Số đo vòng cổ chân (cm) Số đo vòng bắp chân (cm) Số đo vòng bắp đùi (cm)
 S 19-21 25-31 47-55
M 21-23 30-36 54-62
L 23-25 35-40 61-66
XL 25-27 38-45 65-70
2XL 27-29 44-48 69-75

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Vo-Ban-Chan-Tat-Got-Y-Khoa-Suy-Gian-Tinh-Mach-Yasee-4-1-1024x1024.jpeg

Hướng dẫn lựa chọn size vớ gót

Sử dụng thước dây để đo các vòng chân:

  • Đo vòng cổ chân – phần nhỏ nhất của cổ chân, gần mắt cá chân.

Sau khi đo, tra cứu kích thước trong bảng sau:

Size Đo vòng cổ chân (cm)
S 16-19
M 19-22
L 22-25
XL 25-28
2XL 28-31

Hướng dẫn cách mang các loại vớ y khoa

Khi mang vớ, bạn nên tháo bỏ các vật nhọn hoặc kim loại (như nhẫn, đồng hồ…) có thể gây vết xước làm hỏng vớ. Trong lúc mang vớ, không dùng móng tay kéo vớ, dùng mặt bên trong bàn tay mềm mại để mang vớ. Có thể dùng găng tay cao su nếu móng tay bạn dài.

Những lần đầu có thể thao tác mang vớ hơi khó, nhưng với những chỉ dẫn sau đây sẽ giúp bạn mang vớ nhanh hơn mỗi ngày.

Hướng dẫn cách mang vớ dạng bó gối

Các bước mang vớ:

  • Bước 1: Mang miếng vải lót.
  • Bước 2: Mang vớ y khoa trong bên ngoài miếng vải lót.
  • Bước 3: Dùng hai tay kéo vớ lên từ từ và đều từ mắt cá chân, bắp chân để có được áp lực chính xác và hiệu quả nhất.
  • Bước 4: Điều chỉnh độ thả thích hợp để có được sự phân bố áp lực đều cả đôi chân.
  • Bước 5: Rút miếng vải lót ra, kiểm tra phần gót chân với ngón chân cho đúng vị trí.

Hướng dẫn cách mang vớ dạng đùi

Cách 1

  • Dùng hai tay nắm hai bên miệng vớ và kéo lên.
  • Kéo với qua khỏi bàn chân, càng lên cao càng tốt.
  • Chọn một đoạn giữa thân vớ có thể nắm được hai bên và kéo lên tiếp tục, càng cao càng tốt.
  • Ở những đoạn vớ bị chùn/đùn hoặc bị gấp, kéo vớ xuống qua chỗ đó rồi lại kéo lên trở lại. Lặp lại thao tác đó để loại bỏ những chỗ vớ bị đùn, gấp.
  • Kiểm tra vớ ngay đúng vị trí gót chân.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là cach-mang-vo-y-khoa-1-1024x403_1024x1024-scaled.webp

Cách 2

  • Lộn trái vớ, đến vị trí gót vớ.
  • Đưa bàn chân vào, kéo vớ lên cho đến khi bàn chân ngay ngắn và gót chân đúng vị trí gót vớ.
  • Dùng tay nắm hai bên miệng vớ và kéo lên đều tay.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Cach-mang-vo-y-khoa--scaled.jpg

Hướng dẫn cách mang vớ dạng gót

Các bước mang vớ y khoa dạng gót:

  • Bước 1: Mang miếng vải lót.
  • Bước 2: Mang vớ y khoa trong bên ngoài miếng vải lót.
  • Bước 3: Dùng hai tay kéo vớ lên từ từ và đều từ mắt cá chân để có được áp lực chính xác và hiệu quả nhất.
  • Bước 4: Điều chỉnh độ thả thích hợp để có được sự phân bố áp lực đều cả đôi chân.
  • Bước 5: Rút miếng vải lót ra, kiểm tra phần gót chân với ngón chân cho đúng vị trí.

Lưu ý: Đối với trường hợp người lớn tuổi đau cơ, khớp tay hoặc đau lưng không cúi xuống mang vớ được. Bạn nên tìm hiểu cách mang vớ bằng khung hỗ trợ. Khung này do nhà sản xuất thiết kế giúp mang vớ mà không tốn nhiều sức.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là cach-mang-vo-suy-gian-tinh-mach-1-scaled.jpg

Lời khuyên trong cách sử dụng vớ y khoa

  • Bạn phải mang vớ suốt ngày và bỏ ra vào ban đêm. Nếu bạn không thể chịu đựng mang vớ suốt ngày thì ban đầu hãy mang trong ít giờ cho quen rồi sau tăng dần.
  • Kiểm tra thường xuyên xem vớ có bó chặt gây đau hay kẹp vào da ở miệng vớ không. Vì nó có thể làm ngắt dòng máu và có nguy cơ gây huyết khối.
  • Phải theo dõi các vấn đề của dòng máu ở chân và bàn chân, ít nhất là một lần trong ngày.
  • Nếu da bị nứt, lạnh, tái hay tìm, bị tê hoặc có cảm giác như kim châm kéo dài khi mang vớ thì phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Có thể bạn phải đổi vớ có kích thước và cường độ khác để giữ cho dòng máu đi xuống chân tốt.

Cách bảo quản vớ y khoa hỗ trợ giãn tĩnh mạch

  • Có thể giặt máy hoặc giặt tay bằng nước ấm với xà phòng trung tính. Nên cho vớ vào túi giặt nếu giặt bằng máy. Tránh dầu mỡ, clo và các chất tẩy trắng khi giặt vớ.
  • Phơi vớ ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp.
  • Không ủi (là), sấy vớ.
  • Không vặn, xoắn, kéo chỉ hoặc dùng kéo cắt chỉ trên vớ.
  • Nếu vớ bị bám bẩn, làm sạch vớ bằng miếng xốp mềm, ẩm.

Câu hỏi thường gặp khi sử dụng vớ y khoa

Làm sao khi mang vớ đùi thường bị tuột?

Khi mang vớ, kéo vớ cao lên đến gần đáy quần. Vớ dãn 3 chiều cho phép bạn kéo lên cao dù người cao hay thấp. Khi kéo vớ lên, lưu ý kéo căng đều tay từ cổ chân lên đến đùi. Thao tác đúng sẽ giúp vớ ôm sát và bám chắc hơn.

Khi mang vớ y khoa bị ngứa phải làm gì?

Sử dụng phấn trẻ em thoa đều lên da trước khi mang vớ giúp giảm cảm giác ngứa rất hiệu quả. Tuần đầu tiên mang vớ y khoa có thể có cảm giác ngứa da nhẹ do áp lực điều trị. Bạn nên tiếp tục mang vớ, tình trạng ngứa sẽ giảm dần.

Bình luận của bạn
*
*
 Captcha

 Bài viết cùng chuyên mục

Giãn mao mạch ở chân nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa? Giãn mao mạch ở chân báo động vùng mao mạch đã phải chịu nhiều tổn thương do yếu tố bên trong và bên ngoài tác động. Đây là một bệnh lý thường gặp vì thế cần có sự quan tâm kịp thời để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực bên trong cơ thể.
Chức năng của tĩnh mạch? Cách ngăn ngừa bệnh suy tĩnh mạch? Chức năng của tĩnh mạch có thể suy giảm theo thời gian do tuổi tác và do ảnh hưởng của nhiều bệnh lý bên trong cơ thể. Chúng ta phải hiểu rõ chức năng thật sự của tĩnh mạch là gì để biết tĩnh mạch có thể mắc phải những căn bệnh nguy hiểm nào.
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thực quản Mục tiêu chủ yếu trong việc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thực quản chính là để ngăn chặn việc chảy máu ở các tĩnh mạch thực quản hạn chế tối đa việc đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Giãn Tĩnh Mạch Là Gì? Giãn Tĩnh Mạch Chân & Cách Điều Trị Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Tất tần tật về bệnh giãn tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch chân: nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân, triệu chứng giãn tĩnh mạch chân, cách phòng và chữa bệnh giãn tĩnh mạch hiệu quả
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh Giãn tĩnh mạch thừng tinh không những ảnh hưởng đến sinh hoạt do đau, khó chịu khi vận động mà còn có thể gây vô sinh, ảnh hưởng ảnh phúc gia đình. Chình vì vậy khi phát hiện bệnh nên có phương pháp điều trị nhanh chóng để không ảnh hưởng đến cuộc sống
Giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới. Nguyên nhân và cách phòng tránh Tính đến thời điểm hiện tại giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh có tỉ lệ người mắc bệnh là nữ giới rất nhiều. Do đó các eva cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản về căn bệnh này để phòng ngừa và có các giải pháp bảo vệ đôi chân khỏi chứng bệnh tiềm tàng này.
5 cách phòng chống bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cực hiệu quả Giãn tĩnh mạch chân là chứng bệnh nguy hiểm, rất khó phát hiện trong khoảng thời gian đầu mắc bệnh. Chính vì vậy, giải pháp để bảo vệ đôi chân tốt nhất khỏi suy giãn tĩnh mạch chân là có kế hoạch đề phòng và ngăn ngừa bệnh từ ngay hôm nay. Qua bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 cách phòng chống bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cực hiệu quả
5 hiểu lầm này sẽ khiến bạn phải ân hận về chứng bệnh giãn tĩnh mạch chân Để điều trị hiệu quả bệnh giãn tĩnh mạch thì người bệnh cần được trang bị những kiến thức đầy đủ về bệnh, tránh những quan niệm chủ quan, sai lầm của cá nhân sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị. Vì không nắm rõ tầm ảnh hưởng cũng như những tác hại mà bệnh gây ra nên rất nhiều bệnh nhân mang tâm lý xem thường bệnh. Sau đây là 5 hiểu lầm sẽ khiến bất cứ ai phải ân hận về chứng bệnh giãn tĩnh mạch chân.
Triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch tay và giải pháp điều trị giãn tĩnh mạch tay Giãn tĩnh mạch tay là căn bệnh đang có số lượng người mắc phải gia tăng không ngừng trong những năm gần đây. Lí do một phần là bởi người bệnh chủ quan với những triệu chứng ban đầu gặp phải nên không chịu đi khám và điều trị kịp thời, lâu dần dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe
4 việc cần làm ngay lập tức khi phát hiện triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh đã và đang dần phổ biến trên toàn thế giới, trong đó Việt Nam là nước có tỉ lệ người mắc bệnh không hề thấp. Bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc chữa trị là do phần lớn bệnh nhân đều không biết cách ngăn chặn và hạn chế tầm ảnh hưởng của bệnh cho đến khi xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu xem 4 việc cần làm khi phát hiện các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì qua bài viết dưới đây.
 Hỗ trợ trực tuyến
Ds Lê Thị Quỳnh Như
 Thống kê truy cập
  • Trực tuyến:
    1
  • Hôm nay:
    14
  • Tuần này:
    14
  • Tuần trước:
    4199
  • Tháng trước:
    4199
  • Tất cả:
    1056626
Thông tin liên hệ

Suy giãn tĩnh mạch chân | Điều trị giãn tĩnh mạch chân

Địa chỉ liên hệ: Số 285 Bạch Đằng, Phường 3, Gò Vấp, TPHCM (Chỉ đường)

Điện thoại:  0818006699 - 0901346379

Website: giantinhmachchan.vn

 © Copyright 2016 www.giantinhmachchan.vn, all rights reserved

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top