Top 5 Cách Điều Trị Giãn Tĩnh Mạch 2018 Các Chuyên Gia Khuyến Khích
Hiện nay, căn bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng trở nên phổ biến. Ở Việt Nam tỉ lệ người mắc phải căn bệnh này không hề thấp. Triệu chứng của bệnh thường diễn tiến “thầm lặng” theo từng giai đoạn, khó nhận biết, nên người bệnh thường chủ quan, tới khi đau nhức nặng thì rất khó điều trị. Nếu cơ thể bạn xuất hiện triệu chứng mạch máu nổi to trên da kèm theo các triệu chứng như nhức mỏi, nặng nề, cảm giác ngứa như kiến bò thì có thể bạn đã mắc phải căn bệnh giãn tĩnh mạch. Nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về căn bệnh giãn tĩnh mạch, bài viết này sẽ bật mí đến bạn top 5 cách điều trị giãn tĩnh mạch tốt nhất hiện nay ngay sau đây.
» Giãn tĩnh mạch là gì? Giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Giãn tĩnh mạch, nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch. Đây là hậu quả của sự hư hại các van trong lòng tĩnh mạch, làm cho máu chảy theo một chiều trái ngược với thông thường. Thay vì được bơm từ bàn chân lên tim, máu sẽ đi theo chiều ngược lại làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch đồng thời kéo giãn thành tĩnh mạch. Thêm vào đó khi các tĩnh mạch giãn, sẽ kéo theo các van và làm cho tình trạng hở các van nặng thêm. Hậu quả là làm tăng áp lực trong tĩnh mạch, gây nên tình trạng viêm tĩnh mạch, giãn các tĩnh mạch và kèm theo các biến chứng khác.

Ở Việt Nam có đến 70% người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch mà không biết mình bị bệnh. Khi bị suy giãn tĩnh mạch người bệnh sẽ thấy những tĩnh mạch nổi lên ngoằn nghèo, nằm sát dưới da chân. Vùng da bị giãn tĩnh mạch thường có màu xanh. Đặc biệt, chân lúc nào cũng có cảm giác nặng, mỏi, đứng lên ngồi xuống khó khăn. Một số người bệnh còn cảm thấy rát, đau âm ỉ ở vùng da có tĩnh mạch bị giãn, chuột rút về đêm. Các triệu chứng này thường sẽ giảm hoặc mất đi khi người bệnh ngủ kê 2 chân cao trên gối, lúc này máu lưu thông dễ dàng hơn. Các nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch được liệt kê như sau:
- Tuổi tác: Theo thời gian, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng xảy ra nhiều và căn bệnh giãn tĩnh mạch cũng không ngoại trừ.
- Thừa cân, béo phì: Đôi chân là trọng điểm gồng gánh cả cơ thể, vì vậy nếu cân nặng vượt quá mức cho phép sẽ khiến đôi chân chịu nhiều tổn thương.
- Tư thế sinh hoạt: Người làm việc đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, thường xuyên mang vác nặng khiến máu dồn xuống chân, làm tăng áp lực các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ làm tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van suy yếu, khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực giảm, dẫn đến ứ máu ở hai chân.
- Phụ nữ có sự thay đổi hormone do mang thai, điều trị bằng liệu pháp thay hormone. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh có nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch cao.
- Trong gia đình có người mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân, có thể dễ dàng bị di truyền.
- Thường xuyên bị táo bón, trong quá trình đi vệ sinh sẽ gặp phải nhiều khó khăn đòi hỏi người bệnh tốn nhiều sức lực hơn ở khu vực hậu môn. Điều đó vô tình tạo ra các áp lực lên tĩnh mạch ở vùng thấp dễ dàng gây nên suy giãn tĩnh mạch.
- Do có thói quen mặc quần quá chật, bó sát hay thường xuyên mang giày cao gót chính là nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chân.
Giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Ngay nay, cuộc sống hiện đại khiến nhiều người trở nên bận rộn với công việc, ít có thời gian chăm sóc bản thân. Tính chất công việc, lối sống không khoa học dẫn tới số người mắc bệnh giãn tĩnh mạch ngày càng có dấu hiệu gia tăng và trẻ hóa, trong đó tỉ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới. Cũng vì vậy, mà nhiều người lo lắng đặt ra câu hỏi giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo khi nhận thấy các dấu hiệu của căn bệnh giãn tĩnh mạch, bạn cần đến các cơ sở y tế thăm khám và có hướng điều trị phù hợp. Giãn tĩnh mạch ban đầu không gây hại đến tính mạng, nhưng để lâu không điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sau:
- Cản trở quá trình lưu thông máu về tim: Bệnh giãn tĩnh mạch căn nguyên xuất phát chủ yếu từ chức năng thành mạch và các van tĩnh mạch bị suy yếu. Một khi tĩnh mạch chân bị căng giãn ra thì quá trình lưu thông máu về tim bị cản trở. Tình trạng này nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
- Gây ra tình trạng viêm loét, nhiễm khuẩn: Khi tình trạng giãn tĩnh mạch chân nặng, sẽ khiến cho vùng da ở chân dễ bị lở loét. Nếu bệnh nhân không điều trị hoặc chăm sóc không đúng cách sẽ làm cho tình trạng nặng thêm.
- Đông máu cục ở vùng tĩnh mạch: Hiện tượng này dễ gây tắc nghẽn mạch máu hoặc nghẽn mạch vành. Để lâu ngày bạn phải đối diện với căn bệnh nhồi máu cơ tim, trầm trọng hơn máu đông di chuyển tới phổi sẽ dẫn đến tắc động mạch phổi khiến bệnh nhân bị tử vong.
» Giãn tĩnh mạch chân có phải là bệnh giãn tĩnh mạch không?
Giãn tĩnh mạch chân là tình trạng bệnh lý suy giảm chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân. Từ đó, dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại không lưu thông đúng như chức năng của nó.
Giãn tĩnh mạch có nhiều loại như giãn tĩnh mạch chân, giãn tĩnh mạch thừng tinh, giãn tĩnh mạch thực quản,... Suy giãn tĩnh mạch theo lý thuyết có thể xảy ra ở bất cứ tĩnh mạch nào trên cơ thể, nhưng phần lớn xảy ra ở chân vì hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài hơn. Đặc biệt, tĩnh mạch chi dưới phải chịu ảnh hưởng của trọng lực khi bệnh nhân đứng nhiều. Nói đến đây chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc “giãn tĩnh mạch chân có phải là bệnh giãn tĩnh mạch không?”
» 5 cách điều trị giãn tĩnh mạch tốt nhất 2018 được các chuyên gia khuyến cáo
Điều trị giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học, thành công đến 95%
Mới đây bệnh viên Đại học Y Dược TPHCM đã ứng dụng thành công phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch bằng keo sinh học chỉ trong vòng 15 phút. Toàn bộ quá trình điều trị diễn ra dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Chong Tze Tec, Trưởng khoa Mạch máu Bệnh viện Quốc gia Singapore.
Xem thêm: Keo sinh học điều trị suy giãn tĩnh mạch với 95% tỉ lệ thành công
Theo Ths.BS Trần Thanh Vỹ - Trưởng khoa Lồng ngực Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng keo sinh học là phương pháp mới, ít xâm lấm. Thời gian thực hiện từ 15 – 20 phút và hồi phục nhanh. Phương pháp này đặc biệt ý nghĩa trong những trường hợp người bệnh có chỉ định phẫu thuật nhưng không thực hiện được vì những yếu tố tâm lý, nguy cơ khi tê tuỷ sống hay gây mê, hoặc loét chân ngay vị trí rạch da khi phẫu thuật.
Sử dụng thuốc điều trị giãn tĩnh mạch tốt nhất 2018
1. Viên uống giãn tĩnh mạch Leg Veins
Viên uống Natures Way Leg Veins nhập khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ, được điều chế dưới dạng viên uống, hỗ trợ điều trị căn bệnh giãn tĩnh mạch rất tốt. Chiết xuất hoàn toàn từ các loại thảo dược tự nhiên như: cây dẻ ngựa, hạt nho, mạch môn, bồ công anh, Leg Veins giúp tăng cường tuần hoàn lưu thông máu, chấm dứt nhanh các triệu chứng đau nhức do giãn tĩnh mạch đem lại. Sản phẩm này đã được cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn FDA cho phép lưu hành rộng rãi trên thế giới.

2. Viên uống giãn tĩnh mạch Varicosex
Viên uống giãn tĩnh mạch Varicosex có tác dụng điều trị giãn tĩnh mạch cực kì hiệu quả, được nhiều khách hàng trên thế giới tin tưởng sử dụng. Chiết xuất hoàn toàn từ các loại thảo dược tự nhiên, không để lại bất kì kích ứng hay tác dụng phụ nào.

Viên uống Varicosex với cơ chế tác động chính là tăng cường tuần hoàn lưu thông máu, chấm dứt nhanh các triệu chứng như nặng chân, đau nhức chân, chuột rút, ngứa như kiến bò,... Giúp cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch vận động và di chuyển dễ dàng hơn. Đây được xem là một trong các loại thuốc giãn tĩnh mạch tốt nhất mà bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch không nên bỏ qua.
3. Viên uống giãn tĩnh mạch Venpoten
Viên uống giãn tĩnh mạch Venpoten nhập khẩu trực tiếp từ New Zealand có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn lưu thông máu, làm tăng sức bền của tĩnh mạch, ngăn chặn sự hình thành huyết khối, giúp đẩy lùi căn bệnh suy giãn tĩnh mạch hữu hiệu.

Viên uống Venpoten sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, khẩu kiểm định nghiêm ngặt đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên như: cao dẻ ngựa, cao củ mài, cao củ dứa,... hoàn toàn không gây kích ứng mà còn tốt cho sức khỏe và làn da của người sử dụng.
Xem thêm: Top 5 thuốc giãn tĩnh mạch, kem giãn tĩnh mạch tốt nhất hiện nay
Điều trị giãn tĩnh mạch bằng kem giãn tĩnh mạch tốt nhất 2018
1. Kem giãn tĩnh mạch Varikosette
Kem giãn tĩnh mạch Varikosette nhập khẩu trực tiếp từ Nga, được đánh giá là một trong những sản phẩm hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch tốt nhất hiện nay. Varikosette thẩm thấu nhanh vào da, cải thiện quá trình tuần hoàn lưu thông máu, đẩy lùi các cơn đau nhức do giãn tĩnh mạch gây ra. Sản phẩm này ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng, bởi những lợi ích mà nó mang lại trong việc điều trị giãn tĩnh mạch là không thể chối bỏ.

2. Kem giãn tĩnh mạch Varicofix
Kem giãn tĩnh mạch Varicofix hiện nay trở thành sản phẩm hàng đầu trong việc hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch. Varicofix cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm, tăng cường tuần hoàn lưu thông máu, đẩy lùi các biến chứng do suy giãn tĩnh mạch mang lại.

Varicofix chiết xuất dưới dạng gel, nhanh chóng thẩm thấu vào da, đem đến hiệu quả điều trị vô cùng tích cực. Thành phần chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên, quy trình sản xuất nghiêm ngặt, tiêu chí chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu. Vì vậy, những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch không nên bỏ qua Varicofix.
3. Kem giãn tĩnh mạch Vein Care

Kem giãn tĩnh mạch Vein Care đã nhận được những phản hồi tích cực của khách hàng trong việc điều trị căn bệnh giãn tĩnh mạch. Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ, áp dụng công thức tiên tiến trong y học giúp đẩy lùi căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Vein Care xứng đáng là người bạn đồng hành không thể chối từ đối với những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch.
Xem thêm: Top 5 thuốc giãn tĩnh mạch, kem giãn tĩnh mạch tốt nhất hiện nay
Vớ y khoa, cách điều trị giãn tĩnh mạch không dùng thuốc

Với sự tiến bộ của y học hiện đại, vớ y khoa được xem là biện pháp đơn giản để điều trị giãn tĩnh mạch chân. Vớ y khoa sẽ tạo áp lực ở chân, nhờ đó các van tĩnh mạch bị hở được khép kín, loại bỏ dòng máu trào ngược - nguyên nhân gây nên bệnh giãn tĩnh mạch. Sử dụng vớ y khoa là việc làm quan trọng để phòng ngừa những tiến triển xấu cũng như các biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch. Đặc biệt, đây là phương pháp điều trị có chi phí thấp, không sử dụng thuốc và phù hợp với phụ nữ mang thai.
Xem thêm: Vớ y khoa và 9 điều cần biết giúp điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả hơn
Phẫu thuật hay Laser nội tĩnh mạch để điều trị giãn tĩnh mạch
Xã hội ngày càng phát triển, chính vì vậy việc áp dụng các thành tựu khoa học vào điều trị bệnh không còn quá khó khăn. Nếu bạn muốn điều trị căn bệnh giãn tĩnh mạch nhanh chóng, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện phẫu thuật hãy Laser nội tĩnh mạch. Tùy theo tình trạng bệnh, bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn và có hướng điều trị phù hợp. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật hay Laser nội tĩnh mạch rất đắt đỏ và nó vẫn còn là vấn đề đau đầu đối với những người có thu nhập thấp.

Hy vọng những thông tin trên đây đã đem lại cho bạn một cái nhìn tổng quát về căn bệnh giãn tĩnh mạch. Ông cha ta vẫn thường nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, bạn cần thay đổi lối sống khoa học cũng như xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng đủ chất để cơ thể luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa được nhiều bệnh tật.
Bài viết cùng chuyên mục
-
Trực tuyến:2
-
Hôm nay:105
-
Tuần này:2270
-
Tuần trước:3195
-
Tháng trước:5157
-
Tất cả:974011