Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ hay không ?

► Đi bộ tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân
Như đã biết, các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân thường gây ra cảm giác khó chịu và bất tiện trong việc đi lại cho người bệnh. Chính vì vậy mà nhiều người bệnh còn lầm tưởng rằng khi di chuyển, vận động nhiều sẽ khiến cho bệnh nặng hơn nên đã hạn chế tối đa khả năng di chuyển của bản thân. Theo kết quả của một cuộc khảo sát thống kê, có đến 80% bệnh nhân khi bị giãn tĩnh mạch chân đã từ bỏ hẳn thói quen đi bộ hàng ngày của mình vì sự bệnh nặng hơn và cảm giác khó chịu khi đi bộ.
Xem thêm: Top 5 cách điều trị giãn tĩnh mạch tốt nhất năm 2018
Để kiểm chứng vấn đề trên chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với bác sĩ Lê Thanh Phong, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Bác sĩ Phong giải thích hệ tĩnh mạch có cấu tạo như một mạng lưới gồm các cấu trúc hình ống. Các tĩnh mạch nhỏ ở xa sẽ dẫn máu về tĩnh mạch lớn hơn, sau đó đổ về tim. Trong lòng tĩnh mạch chi dưới có các van. Van được cấu tạo bởi 2 lá van giống như chiếc túi, mặt lõm hướng lên trên. Một phần lá dính vào thành tĩnh mạch, phần còn lại tự do trong lòng mạch.

Bệnh suy tĩnh mạch xảy ra khi các van trong lòng tĩnh mạch hư và không thể khép kín. Khi đó, máu chảy ngược xuống dưới theo chỗ hở của van tĩnh mạch, làm ứ đọng và tăng áp lực tĩnh mạch. Tĩnh mạch sâu có thể chịu đựng tốt khi có tình trạng tăng áp lực, trong khi tĩnh mạch nông vốn được bao quanh bởi mô liên kết lỏng lẻo sẽ giãn to ra và viêm.
Hiện tượng máu ứ đọng làm tăng áp lực tĩnh mạch, gây đau nhức, khó chịu, giãn tĩnh mạch nông, phù chân, thay đổi tình trạng da và lở loét. Chính vì thế các phương pháp điều trị suy tĩnh mạch đều hướng tới mục tiêu khắc phục tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch do ứ đọng. Và đi bộ được chứng minh là có những tác động tích cực giúp khắc phục tình trạng trên
► Những tác động tích cực của việc đi bộ với giãn tĩnh mạch chân
Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.

Hầu hết bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch đều cho biết cảm thấy dễ chịu hơn sau một thời gian đi bộ và thay đổi lối sống. Như trường hợp chị Vân bị suy tĩnh mạch gây đau nhức và khó chịu 2 chân, đã chữa trị cách đây 2 năm nhưng không thuyên giảm. Gần đây chị kết hợp điều trị và thay đổi lối sống, tập đi bộ theo tư vấn của bác sĩ, chỉ sau khoảng thời gian ngắn, các cơn đau giảm hẳn. Bệnh nhân tiếp tục đi bộ và leo cầu thang mỗi ngày thì các triệu chứng cải thiện rõ rệt.
► Lời khuyên từ các chuyên gia hội giãn tĩnh mạch
Nếu người bệnh chưa có thói quen đi bộ thì nên bắt đầu từ từ, sau đó tăng dần thời lượng và quãng đường. Giai đoạn đầu, có thể sẽ thấy khó chịu hoặc đau chân , nhưng về sau sẽ cải thiện dần. Đi bộ cần sự di chuyển linh hoạt của cổ chân mới mang lại hiệu quả cao.

Thực hiện đi bộ ít nhất từ 15-30 phút mỗi ngày một cách kiên trì và đều đặn, kết hợp cùng các liệu pháp điều trị y khoa khác sẽ tác động rất tích cực đến việc chữa trị căn bệnh giãn tĩnh mạch chân. Những người bị loét chân do suy tĩnh mạch thì vận động cổ chân sẽ bị hạn chế nên cần được vật lý trị liệu cổ chân và liệu pháp giảm đau trước khi đi bộ
.
Xem thêm: Varicofix kem chữa suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả

Bài viết cùng chuyên mục
-
Trực tuyến:2
-
Hôm nay:143
-
Tuần này:143
-
Tuần trước:2621
-
Tháng trước:2621
-
Tất cả:1001293