354 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM - Hotline: 08 1800 6699 - www.giantinhmachchan.vn

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thực quản

Thứ sáu, 27/07/2018 - 11:44 AM
Mục tiêu chủ yếu trong việc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thực quản chính là để ngăn chặn việc chảy máu ở các tĩnh mạch thực quản hạn chế tối đa việc đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Như các bạn đã biết ở bài viết trước chúng tôi đã cung cấp các thông tin cơ bản về bệnh giãn tĩnh mạch thực quản và các nguyên nhân cũng như biến chứng của bệnh. Ở bài viết này chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn các cách phòng ngừa và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thực quản như thế nào.

Xem lại bài viết:  Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản là gì? Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thực quản 

Mục tiêu chủ yếu trong việc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thực quản chính là để ngăn chặn việc chảy máu ở các tĩnh mạch thực quản hạn chế tối đa việc đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế được những lời khuyên của các chuyên viên y tế hay bác sĩ. Hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh giãn tĩnh mạch thực quản.

Chuẩn đoán bệnh giãn tĩnh mạch thực quản

Nội soi bệnh giãn tĩnh mạch thực quản

Nội soi bệnh giãn tĩnh mạch thực quản

Nếu cơ thể bạn bị xơ gan, các bác sĩ lúc này sẽ tiến hành kiểm tra và chuẩn đoán xem bạn có mắc phải bệnh giãn tĩnh mạch thực quản hay không. Quá trình kiểm tra sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của bạn.

- Nội soi: Các bác sĩ sẽ chèn một ống mỏng, dẻo, có đèn chiếu sáng thông qua miệng và thực quản, dạ dày và đoạn đầu ruột non. Lúc này các bác sĩ sẽ tìm kiếm các tĩnh mạch bị giãn, đo kích thước nếu bạn tìm thấy, kiểm tra xem có các vệt đỏ và những đốm đỏ hay không vì đây là dấu hiệu chỉ ra nguy cơ bị chảy máu đáng kể. Trong quá trình nội soi, tùy thuộc vào mức độ mà các bác sĩ có thể điều trị trực tiếp trong quá trình này.

- Xét nghiệm hình ảnh: Chụp cắt lớp bụng và siêu âm Doppler của tĩnh mạch lách và tĩnh mạch cửa có thể chuẩn đoán được bệnh giãn tĩnh mạch thực quản.

- Nội soi viên nang: Trong thủ thuật này, bạn sẽ phải nuốt một viên nang Vitamin có chứa một máy ảnh nhỏ, chụp ảnh thực quản qua đường tiêu hóa. Đây có thể là một lựa chọn phù hợp cho những người không thể hoặc không muốn nội soi. Thường thì thực hiện kỹ thuật này sẽ tốn kém chi phí hơn so với nội soi thông thường.

Cách cách điều trị giãn tĩnh mạch thực quản

Giảm nguy cơ chảy máu do vỡ tĩnh mạch

- Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một loại thuốc huyết áp được gọi là thuốc chẹn thụ thể beta để giảm áp lực trong các tĩnh mạch cửa. Những thuốc này bao gồm propranolol (Inderal®, Innopran®) và nadolol (Corgard®).

- Nếu giãn tĩnh mạch thực quản có nguy cơ cao bị chảy máu, bác sĩ có thể đề nghị thắt vòng thun. Các bác sĩ sẽ nội soi và bọc các búi thực quản bị giãn bằng thun cao su, phương pháp này sẽ thắt mạch máu lại để ngăn chảy máu. Tuy nhiên, thắt thun tĩnh mạch thực quản có một tỷ lệ nhỏ biến chứng như gây ra sẹo ở thực quản.

Nếu bạn đang trong tình trạng bị chảy máu

Các bác sĩ tiến hành thắt các tĩnh mạch chảy máu

Các bác sĩ tiến hành thắt các tĩnh mạch chảy máu

Chảy máu do vỡ tĩnh mạch thực quản gây nguy hiểm đến tính mạng, cần điều trị ngay lập tức. Các phương pháp thường được sử dụng bao gồm:

- Sử dụng các vòng thun để cột thắt các tĩnh mạch chảy máu.

- Sử dụng các loại thuốc để làm chậm lưu lượng máu chảy vào tĩnh mạch cửa, một loại thuốc làm chậm lưu lượng máu được sử dụng kèm với phương pháp nội soi để làm chậm các dòng máu từ cơ quan nội tạng đến tính mạch cửa. Thuốc thường được sử dụng liên tục trong 5 ngày sau khi chảy máu.

- Chuyển hướng dòng lưu thông máu ra khỏi tĩnh mạch cửa. Các bác sĩ có thể đề nghị thực hiện thông cửa chủ gan qua tĩnh mạch cảnh (TIPS) khi tất cả phương pháp điều trị khác đã thất bại hoặc đây có thể là một biện pháp tạm thời nếu bạn đang chờ được ghép gan. Các thông nối này sẽ làm giảm áp lực trong tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan, dẫn máu từ gan đến tim ngăn xuất huyết do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản.

- Khôi phục lượng máu: Bạn có thể được truyền máu để thay thế máu bị mất và yếu tố đông máu để ngăn ngừa chảy máu.

- Ngăn ngừa nhiễm trùng: Có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng do chảy máu, vì vậy bạn có thể sẽ được cấp thuốc kháng sinh để ngăn ngừa bị nhiễm trùng.

- Ghép gan, thay gan bệnh bằng gan khỏe mạnh: Ghép gan là một lựa chọn cho những người đang bị bệnh gan nặng hoặc những người bị xuất huyết nhiều lần do vỡ tĩnh mạch thực quản. Mặc dù việc ghép gan thường thành công, nhưng số người chờ ghép lại vượt quá mức so với các cơ quan được hiến tạng.

Cách phòng bệnh giãn tĩnh mạch thực quản

Hạn chế uống rượu bia để bảo vệ gan

Hạn chế uống rượu bia để bảo vệ gan

- Hạn chế việc uống rượu: Những người mắc bệnh gan không nên uống rượu, vì gan sẽ phải xử lý chất cồn. Uống rượu có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan khiến gan dễ bị tổn thương.

- Có chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy cho mình một kết hoạch hay chế độ ăn uống nhiều rau quả, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn Protein nạc, giảm lượng mỡ và thức ăn chiên xào.

- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh: Béo phì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và ảnh hưởng đến tình trạng gan. Hãy tích cực giảm cân nếu bị béo phì hoặc thừa cân.

- Nếu đã được chuẩn đoán mắc bệnh gan, có thể dẫn đến tình trạng biến chứng nặng hơn liên quan đến giãn tĩnh mạch thực quản hãy hỏi ngay ý kiến của các bác sĩ về các cách để phòng chống lại các biến chứng của gan.

- Hãy cẩn thận trong việc sử dụng hóa chất. Các loại hóa chất như thuốc sâu, thuốc xịt côn trùng hay bạn thường xuyên làm việc trong môi trường hóa chất hãy làm theo các biện pháp phòng ngừa an toàn.

- Dùng chung kim tiêm và quan hệ tình dục không an toàn có thể làm tăng nguy cơ viêm gan B và C. Bảo vệ bản thân bằng cách kiêng quan hệ tình dục hoặc quan hệ với bao cao su, đi khám gan xem có mắc viêm gan B hay không và từ đó sẽ có các phương pháp bảo vệ an toàn.

Bình luận của bạn
*
*
 Captcha

 Bài viết cùng chuyên mục

Giãn mao mạch ở chân nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa? Giãn mao mạch ở chân báo động vùng mao mạch đã phải chịu nhiều tổn thương do yếu tố bên trong và bên ngoài tác động. Đây là một bệnh lý thường gặp vì thế cần có sự quan tâm kịp thời để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực bên trong cơ thể.
Chức năng của tĩnh mạch? Cách ngăn ngừa bệnh suy tĩnh mạch? Chức năng của tĩnh mạch có thể suy giảm theo thời gian do tuổi tác và do ảnh hưởng của nhiều bệnh lý bên trong cơ thể. Chúng ta phải hiểu rõ chức năng thật sự của tĩnh mạch là gì để biết tĩnh mạch có thể mắc phải những căn bệnh nguy hiểm nào.
Giãn Tĩnh Mạch Là Gì? Giãn Tĩnh Mạch Chân & Cách Điều Trị Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Tất tần tật về bệnh giãn tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch chân: nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân, triệu chứng giãn tĩnh mạch chân, cách phòng và chữa bệnh giãn tĩnh mạch hiệu quả
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh Giãn tĩnh mạch thừng tinh không những ảnh hưởng đến sinh hoạt do đau, khó chịu khi vận động mà còn có thể gây vô sinh, ảnh hưởng ảnh phúc gia đình. Chình vì vậy khi phát hiện bệnh nên có phương pháp điều trị nhanh chóng để không ảnh hưởng đến cuộc sống
Giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới. Nguyên nhân và cách phòng tránh Tính đến thời điểm hiện tại giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh có tỉ lệ người mắc bệnh là nữ giới rất nhiều. Do đó các eva cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản về căn bệnh này để phòng ngừa và có các giải pháp bảo vệ đôi chân khỏi chứng bệnh tiềm tàng này.
5 cách phòng chống bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cực hiệu quả Giãn tĩnh mạch chân là chứng bệnh nguy hiểm, rất khó phát hiện trong khoảng thời gian đầu mắc bệnh. Chính vì vậy, giải pháp để bảo vệ đôi chân tốt nhất khỏi suy giãn tĩnh mạch chân là có kế hoạch đề phòng và ngăn ngừa bệnh từ ngay hôm nay. Qua bài viết dưới đây sẽ mách bạn 5 cách phòng chống bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cực hiệu quả
5 hiểu lầm này sẽ khiến bạn phải ân hận về chứng bệnh giãn tĩnh mạch chân Để điều trị hiệu quả bệnh giãn tĩnh mạch thì người bệnh cần được trang bị những kiến thức đầy đủ về bệnh, tránh những quan niệm chủ quan, sai lầm của cá nhân sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị. Vì không nắm rõ tầm ảnh hưởng cũng như những tác hại mà bệnh gây ra nên rất nhiều bệnh nhân mang tâm lý xem thường bệnh. Sau đây là 5 hiểu lầm sẽ khiến bất cứ ai phải ân hận về chứng bệnh giãn tĩnh mạch chân.
Triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch tay và giải pháp điều trị giãn tĩnh mạch tay Giãn tĩnh mạch tay là căn bệnh đang có số lượng người mắc phải gia tăng không ngừng trong những năm gần đây. Lí do một phần là bởi người bệnh chủ quan với những triệu chứng ban đầu gặp phải nên không chịu đi khám và điều trị kịp thời, lâu dần dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe
4 việc cần làm ngay lập tức khi phát hiện triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh đã và đang dần phổ biến trên toàn thế giới, trong đó Việt Nam là nước có tỉ lệ người mắc bệnh không hề thấp. Bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc chữa trị là do phần lớn bệnh nhân đều không biết cách ngăn chặn và hạn chế tầm ảnh hưởng của bệnh cho đến khi xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu xem 4 việc cần làm khi phát hiện các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì qua bài viết dưới đây.
 Hỗ trợ trực tuyến
Ds Lê Thị Quỳnh Như
 Thống kê truy cập
  • Trực tuyến:
    2
  • Hôm nay:
    70
  • Tuần này:
    690
  • Tuần trước:
    3626
  • Tháng trước:
    4001
  • Tất cả:
    1039271
Thông tin liên hệ

Suy giãn tĩnh mạch chân | Điều trị giãn tĩnh mạch chân

Địa chỉ liên hệ: Số 285 Bạch Đằng, Phường 3, Gò Vấp, TPHCM (Chỉ đường)

Điện thoại:  0818006699 - 0901346379

Website: giantinhmachchan.vn

 © Copyright 2016 www.giantinhmachchan.vn, all rights reserved

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top