354 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, Tp HCM - Hotline: 08 1800 6699 - www.giantinhmachchan.vn

6 suy nghĩ sai lầm về căn bệnh giãn tĩnh mạch chân

Thứ hai, 20/02/2017 - 09:25 AM
Giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh phức tạp từ các triệu chứng và biểu hiện của bệnh cho đến giải pháp điều trị và ăn uống như thế nào cho thật hiệu quả. Chính vì vậy, việc người bệnh thường hay lầm tưởng và có những suy nghĩ sai lầm về căn bệnh này là điều không thể tránh khỏi.

 

Xem thêm: Bị suy giãn tĩnh mạch chân nên và không nên ăn gì ?

                  5 lời khuyên hữu ích cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân

                  9 công việc dễ bị mắc giãn tĩnh mạch chân nhất hiện nay

 

Giãn tĩnh mạch chân là bệnh mãn tính rất khó chữa trị
Giãn tĩnh mạch chân là bệnh mãn tính rất khó chữa trị

 

► Giãn tĩnh mạch chân và 6 suy nghĩ sai lầm thường gặp

 

1. Không nổi gân xanh là không bị bệnh giãn tĩnh mạch chân

 

Có nhiều người vẫn thường hay lầm tưởng những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân phổ biến là: đau chân, nặng chân, rát chân, các vết gân xanh nổi lên nhiều ở chân chính là báo hiệu rằng bạn đã mắc giãn tĩnh mạch chân. Và ngược lại nếu như không có những triệu chứng như trên thì cũng đồng nghĩa rằng đôi chân của bạn vẫn đang khỏe mạnh và không hề mắc giãn tĩnh mạch chân.

 

Giãn tĩnh mạch sâu sẽ không xuất hiện gân xanh
Giãn tĩnh mạch sâu sẽ không xuất hiện gân xanh

 

Thế nhưng, sự thật thì đó lại là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Quả thực những dấu hiệu như: nặng chân, đau chân, nổi nhiều gân xanh là đặc trưng của chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nhưng cần phải hiểu rõ rằng suy giãn tĩnh mạch chân được chia làm 2 loại là: giãn tĩnh mạch nông và giãn tĩnh mạch sâu. Nếu người bệnh mắc chứng giãn tĩnh mạch nông thì các dấu hiệu như trên sẽ xuất hiện, và trường hợp còn lại là nếu mắc chứng giãn tĩnh mạch sâu thì các vết gân xanh sẽ không nổi lên. Cần phải phân biệt rõ ràng những dấu hiệu này để có thể nắm bắt được tình trạng bệnh sớm nhất.

 

2. Gân xanh càng nhiều bệnh càng nặng

 

Thường thì khi mắc giãn tĩnh mạch nông, các dấu gân xanh sẽ nổi lên và ngày một nhiều hơn, chính vì thế nó khiến cho người bệnh mang tâm lý hoang mang, sợ là bệnh đang nặng lên dần. Thế nhưng sự thật thì mức độ nặng nhẹ của chứng bệnh giãn tĩnh mạch chân lại không thể đánh giá qua các vết gân xanh nổi lên.

 

Thực tế đã có không ít các trường hợp, mặc dù nổi rất nhiều gân xanh nhưng các triệu chứng đi kèm khác lại rất ít, thậm chí là không có nên vẫn có thể sinh hoạt và đi lại một cách bình thường. Còn những bệnh nhân tuy các vết gân xanh nổi lên không nhiều nhưng lại kéo theo các triệu chứng đi kèm như: nặng chân, đau chân, nhức chân, loét chân...làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe. Thậm chí làm mất đi khả năng đi lại sinh hoạt của người bệnh.

 

3. Chỉ cần điều trị giãn tĩnh mạch chân cho đến khi hết triệu chứng

 

Một điều mà các bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch chân cần phải hiểu rõ rằng, giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh mãn tính, chính vì vậy mà các giải pháp điều trị căn bệnh này sẽ không thể dứt điểm hoàn toàn. Quá trình phát triển của bệnh diễn tiến theo thời gian, do đó các phương pháp điều trị chỉ làm chậm lại quá trình phát triển của bệnh, ngăn ngừa nguy cơ bệnh xảy ra các biến chứng nặng nề, từ đó giúp người bệnh lấy lại dần khả năng sinh hoạt như bình thường và cải thiện cuộc sống của người bệnh.

 

Giãn tĩnh mạch chân cần điều trị lâu dài và liên tục
Giãn tĩnh mạch chân cần điều trị lâu dài và liên tục

 

Do đó khi điều trị căn bệnh này cần phải kiên trì, nếu có sử dụng các loại thuốc thì phải duy trì đều đặn trong một thời gian dài, tuyệt đối không nên dừng thuốc khi thấy các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm. Bên cạnh đó cũng cần thực hiện các chế độ ăn uống khoa học và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ một cách nghiêm ngặt.

 

4. Phẫu thuật, chích xơ, đốt laser...sẽ làm khỏi bệnh hoàn toàn

 

Những biện pháp điều trị như: phẫu thuật, chích xơ, đốt laser...có thể cải thiện tình trạng bên ngoài của bệnh và làm cho các vết gân xanh biến mất, giúp cải thiện vấn đề về thẩm mỹ. Nhưng như đã nói, giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh mãn tính, thế nên bệnh sẽ không được điều trị dứt điểm hoàn toàn bằng những phương pháp trên. Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp bệnh tái phát trở lại và còn nặng hơn lúc chưa phẫu thuật. Do đó, người bệnh vẫn cần phải thực hiện theo đúng các lời khuyên của chuyên gia sau khi phẫu thuật để đề phòng chứng bệnh này có thể quay lại bất cứ lúc nào.

 

5. Không nên đi bộ khi bị giãn tĩnh mạch chân

 

Nhiều người vì các triệu chứng do bệnh gây ra như: đau chân, nặng chân, rát chân...mỗi khi di chuyển đi lại mà nghĩ rằng giãn tĩnh mạch chân cần kiêng cử và hạn chế việc đi lại để bệnh không nặng hơn. Đây chính là một trong những suy nghĩ rất sai lầm mà có không ít người mắc phải. Quả thật sự bất tiện và khó chịu là không thể tránh khỏi, thế nhưng không tập thể dục hay đi bộ sẽ làm cho bệnh lý nặng lên. Khi không tập luyện cơ vùng cẳng chân sẽ nhão và yếu làm hệ tĩnh mạch sâu mất đi khung đở sẽ suy nhiều hơn.

 

Đi bộ giúp hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch chân rất tốt
Đi bộ giúp hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch chân rất tốt

 

Các chuyên gia vẫn luôn khuyên bệnh nhân của mình hãy tích cực vận động, đi bộ ít nhất từ 15-30 phút mỗi ngày để việc lưu thông máu được cải thiện tốt hơn góp phẩn ảnh hưởng tích cực đến quá trình điều trị chứng bệnh này. Nếu đang đau hay phù chân nhiều chúng ta nên giảm vận động một thời gian để điều nhanh đạt hiệu quả điều trị, nhưng sau đó nên vận động trở lại.

 

6. Lạm dụng vớ ép y khoa 

 

Vớ ép y khoa, giúp tạo một áp lực cao ở phần thấp của chi như vậy sẽ giảm được một phần nào máu tĩnh mạch ứ đọng ở phần chân (ở người bị suy giãn tĩnh mạch sẽ có một máu tĩnh mạch chảy ngược xuống chân). Muốn đạt được kết quả này áp lực do vớ tạo ra phải đủ cao, lúc này có một phần động mạch bị ép theo. Điều này làm lượng máu động mạch nuôi dưỡng chân sẽ giảm, có thể làm teo cơ nếu mang quá thường xuyên và lâu dài.

 

Để tránh hiện tượng này nên mang vớ khoảng 2-3 giờ cởi ra nghỉ 2-3 giờ rồi mang lại. Người bị đái tháo đường không nên mang vớ ép y khoa vì lượng máu động mạch nuôi dưỡng chân ở những bệnh nhân này thường kém do xơ vữa động mạch.

Bình luận của bạn
*
*
 Captcha

 Bài viết cùng chuyên mục

Giãn mao mạch ở chân nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa? Giãn mao mạch ở chân báo động vùng mao mạch đã phải chịu nhiều tổn thương do yếu tố bên trong và bên ngoài tác động. Đây là một bệnh lý thường gặp vì thế cần có sự quan tâm kịp thời để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực bên trong cơ thể.
Chức năng của tĩnh mạch? Cách ngăn ngừa bệnh suy tĩnh mạch? Chức năng của tĩnh mạch có thể suy giảm theo thời gian do tuổi tác và do ảnh hưởng của nhiều bệnh lý bên trong cơ thể. Chúng ta phải hiểu rõ chức năng thật sự của tĩnh mạch là gì để biết tĩnh mạch có thể mắc phải những căn bệnh nguy hiểm nào.
Bệnh suy tĩnh mạch có nguy hiểm không? Theo thống kê thì có khoảng 30 – 40% người trưởng thành mắc bệnh suy tĩnh mạch tuy nhiên đây vẫn là căn bệnh ít người quan tâm. Vậy bệnh suy tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thực quản Mục tiêu chủ yếu trong việc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thực quản chính là để ngăn chặn việc chảy máu ở các tĩnh mạch thực quản hạn chế tối đa việc đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Top 5 loại viên uống giãn tĩnh mạch, kem giãn tĩnh mạch chữa giãn tĩnh mạch chân tốt nhất hiện nay Hiểu được nhu cầu thiết yếu của những người đang mắc bệnh giãn tĩnh mạch, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra các loại thuốc giãn tĩnh mạch cũng như kem giãn tĩnh mạch nhằm giúp người bệnh điều trị dễ dàng và đỡ tốn kém chi phí hơn. Top 5 loại viên uống giãn tĩnh mạch, kem giãn tĩnh mạch sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn cho mình hơn.
Top 5 Cách Điều Trị Giãn Tĩnh Mạch 2018 Các Chuyên Gia Khuyến Khích Nếu cơ thể bạn xuất hiện triệu chứng mạch máu nổi to trên da kèm theo các triệu chứng như nhức mỏi, nặng nề, cảm giác ngứa như kiến bò thì có thể bạn đã mắc phải căn bệnh giãn tĩnh mạch. Nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về căn bệnh giãn tĩnh mạch, bài viết này sẽ bật mí đến bạn top 5 cách điều trị giãn tĩnh mạch tốt nhất hiện nay ngay sau đây.
Giãn Tĩnh Mạch Là Gì? Giãn Tĩnh Mạch Chân & Cách Điều Trị Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Tất tần tật về bệnh giãn tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch chân: nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân, triệu chứng giãn tĩnh mạch chân, cách phòng và chữa bệnh giãn tĩnh mạch hiệu quả
Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản là gì? Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thực quản Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản là tình trạng các tĩnh mạch ở thực quản bị giãn ra, thường thì những tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở những người mắc bệnh gan nghiêm trọng. Giãn tĩnh mạch thực quản hình thành và phát triển khi lưu lượng máu từ các mạch máu đến gan bị chặn bởi các cục máu đông hoặc sẹo trong gan.
Top 3 kem giãn tĩnh mạch chữa giãn tĩnh mạch tốt nhất hiện nay Sản phẩm kem giãn tĩnh mạch được ra đời nhằm phục vụ cho những người mắc bệnh giãn tĩnh mạch hay giãn tĩnh mạch chân có thể điều trị hiệu quả, dễ dàng và giảm chi phí phẫu thuật. Top 3 kem giãn tĩnh mạch chữa giãn tĩnh mạch sẽ giúp bạn lựa chọn được cho mình sản phẩm phù hợp nhất.
 Hỗ trợ trực tuyến
Ds Lê Thị Quỳnh Như
 Thống kê truy cập
  • Trực tuyến:
    4
  • Hôm nay:
    229
  • Tuần này:
    4221
  • Tuần trước:
    5180
  • Tháng trước:
    6260
  • Tất cả:
    1044841
Thông tin liên hệ

Suy giãn tĩnh mạch chân | Điều trị giãn tĩnh mạch chân

Địa chỉ liên hệ: Số 285 Bạch Đằng, Phường 3, Gò Vấp, TPHCM (Chỉ đường)

Điện thoại:  0818006699 - 0901346379

Website: giantinhmachchan.vn

 © Copyright 2016 www.giantinhmachchan.vn, all rights reserved

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top